Nkosi Johnson – chiến binh quả cảm về sự đấu tranh cho căn bệnh HIV/AIDS
Nội dung chính
Nkosi Johnson là một cậu bé được vinh danh như một chiến binh quả cảm chiến đấu kiên cường với căn bênh HIV, đấu tranh cho sự kỳ thị của mọi người. Để tìm hiểu rõ hơn về Nkosi Johnson hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây..
Giới thiệu về Nkosi Johnson
Nkosi Johnson có tên khai sinh đầy đủ là Xolani Nkosi sinh ngày 4/2/1989 sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng gần thị trấn Dannhauser. Cậu được mênh danh là người truyền cảm hứng lớn nhất tại Nam Phi.
Câu bé không được may mắn như những đứa trẻ khác khi sinh ra đã không biết mặt cha của mình và mẹ của cậu lại là bà Nonthlanthla Daphne Nkos dương tính với HIV. Căn bệnh ấy của bà đã di truyền cho Nkosi Johnson ngay từ trong bụng mẹ và cậu đã trở thành 1 trong 7000 trẻ em nhiễm HIV tại Nam Phi.
Cuộc đời của Nkosi Johnson
Tại sao Nkosi Johnson lại được vinh danh là một chiến binh quả cảm thì bạn cần phải hiểu rõ hơn về cuộc đời của cậu bé ấy. Nkosi Johnson có một điều đặc biệt so với những đứa trẻ cùng tuổi khac là cậu có khả năng miễn dịch với căn bệnh này.
Khi căn bệnh AIDS bắt đầu hủy hoại mẹ cậu thì 2 mẹ con được đưa vào trung tâm chăm sóc bệnh tật AIDS ở Johannesburg. Khi nhìn thấy cậu bé thì Gail Johnson – Giám đốc trung tâm đã vô cùng thương cảm cho hoàn cảnh của 2 mẹ con và quyết định nhận nuôi cậu bé cũng từ đó mà cái tên Nkosi Johnson được ra đời.
Năm 1997, bà Nonthlanthla Daphne Nkosi qua đời khi cậu bé mới lên 7 tuổi và đây cũng là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với Nkosi Johnson vì cậu bắt đầu phải đi học, đến trường nhưng cậu không được chào đón trong ngôi trường cũng như bị bạn bè chế giễu thậm chí còn không được công nhận là học sinh cùa trường. Nhờ sự giúp đỡ của mẹ nuôi bà Gail Johnson đã đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi của cậu bà buộc trường phải công nhận cậu là học sinh.
Vào tháng 7/2000, Nkosi Johnson đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc “Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 13” ở Durban Nam Phi và thu hút được sự chú ý cũng như đồng cảm của rất nhiều người. Khoảng một năm sau đó, vào ngày 1/6/2001, Nkosi Johnson qua đời vì căn bệnh AIDS.
Kết thúc 12 năm chống chọi với căn bệnh thế kỷ ấy, giờ đây bất cứ ai khi nhắc đến cậu đều sẽ nhớ về một câu bé vô cùng dũng cảm, kiên cường, dám đứng lên đấu tranh, nói lên nỗi lòng của những người nhiễm HIV/AIDS.
Bài phát biểu trong Hội nghị Quốc tế về AIDS của Nkosi Johnson
Tại bài phát biểu này, cậu bé đã mặc một bộ vest tối màu cùng đôi giày thể thao để nói lên nỗi lòng của mình và kêu gọi lòng trắc ẩn, thông cảm cho những người không may nhiễm phải căn bệnh này.
Trong bài phát biểu, cậu đã chia sẻ về việc mình bị nhiễm HIV từ khi lọt lòng và quá trình cậu đã phải chống chọi với căn bệnh đó như thế nào, bị mọi người xa lánh ra sao bởi cậu bị mắc căn bệnh này từ khi lọt lòng và không ai mong muốn điều đó cả.
Cậu mong muốn mọi người hãy đồng cảm với những đứa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và kêu gọi lòng trắc ẩn của mọi người đối với căn bệnh này. Bởi những đứa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác và căn bệnh này không thể lây qua đường tiếp xúc thông thường cho nên hãy đối xử công bằng với những đứa trẻ ấy.
Bài phát biểu của cậu đã khiến cho 10000 đại biểu trên thế giới đều lặng người trước nỗi lòng của cậu bé và chính bài phát biểu ấy đã khiến cho cái tên Nkosi Johnson còn sống mãi trong lòng người dân Nam Phi đại diện cho một hình tượng vô cùng dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh thay cho những người mắc phải căn bênh này.
Dấu ấn di sản của Nkosi Johnson
– “We are the same”- Đây là cuốn sách của tác giả Jim Wooten nói về cuộc đời của Nkosi.
– Bài thơ “The spirit of Nkosi Johnson” nằm trong tác phẩm của nhà thơ M.K.sante viết tặng cho Nkosi năm 2005.
– Bài phát biểu của Nkosi Johnson chính là nguồn cảm hứng cho ca khúc “We are the same” của ca sĩ Naledi.
– Tên của Nkosi Johnson được đặt cho tên một phòng họp của CAFCASS tại Bộ giáo dục và kỹ năng.
– Trong một cơ sở y tế tại trường đại học Stellenbosch ở Nam Phi có cơ sở y tế đặc biệt mang tên Nkosi.
– Cậu bé đã được Google vinh danh vào 4/2 là sinh nhật thứ 31 của mình bởi những gì mà Nkosi Johnson để lại cho đời, với nghị lực kiên cường chiến đấu với HIV/AIDS
– Nkosi Johnson và mẹ nuôi đã cùng thành lập một trung tâm Nkosi’s Haven tại Johannesburg là nơi dành cho những người có hoàn cảnh như cậu, có những người mẹ bị nhiễm HIV và những đứa con của họ có thể đến đây nương tựa.
Qua bài viết trên, tôi hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về Nkosi Johnson và cuộc đời của cậu ấy cũng như có thêm kiến thức về căn bệnh HIV/AIDS và có lòng thương cảm với những người bị mắc căn bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những bài viết có chủ để tương tự thì hãy theo dõi chúng tôi nhé !